Subdomain là gì? Subdomain và addon domain có sự khác nhau nào?

subdomain

Bên cạnh Domain, Hosting thì Subdomain (tên miền phụ) là một trong các hình thức quan trọng giúp ích cho việc quản trị website cũng như phát triển thương hiệu. Ngoài các module được tạo sẵn từ Domain chính thì subdomain là yếu tố không thể thiếu khi xây dựng website. Vậy subdomain là gì? Làm thế nào để phân biệt tên miền chính và tên miền phụ. Bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết này của Thiết kế web Đà Nẵng để hiểu rõ hơn! 

Khái niệm subdomain là gì?

Subdomain hay tên miền phụ là phần mở rộng được tách ra từ domain chính và hoạt động riêng biệt như một website bình thường. Đây là phương thức tạo các địa chỉ website ở cấp độ 2 (sub.domain.com) thay vì dùng trực tiếp tên miền cấp độ 1 (domain.com).

Bạn có thể subdomain mà không mất phí, bên cạnh đó chúng có thể hoạt động như một tên miền thực thụ. Phương thức này ra đời nhằm giải quyết các vấn về chi phí đăng ký tên miền cũng như có thể tạo ra nhiều website ở nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc tên miền chính. 

Để hiểu rõ hơn về khái niệm subdomain, Thiết kế web Đà Nẵng sẽ đưa ra một ví dụ thực tế như sau: Với tên domain chính là “batdongsan.vn” thì doanh nghiệp có thể tạo subdomain là “review.batdongsan.vn”. Mục đích của subdomain này để đánh giá về các hoạt động bất động sản trên hệ thống website “batdongsan.vn”.

Tại sao nên tạo subdomain cho website?

Subdomain ra đời không chỉ mở ra phương thức mới về quản trị và vận hành Website cho  doanh nghiệp. Mà còn là cơ hội tốt để doanh nghiệp có thể marketing cho thương hiệu. Ngoài ưu điểm về mặt chi phí mà subdomain mang lại, việc tạo subdomain cho website còn mang đến những lợi ích như sau:

  • Chuyên biệt hóa website dành cho 1 nhóm đối tượng nhất định.
  • Chuyên môn hóa công tác quản trị đối với từng loại sản phẩm đặc thù.
  • Rõ ràng trong chiến lược marketing cho đối tượng, sản phẩm cụ thể.
  • Phục vụ tốt cho hệ thống Website hướng tới nhiều khu vực khác nhau.

Ngoài Subdomain, Addon Domain và Parked Domain cũng là 2 thuật ngữ thường được nhắc đến khi tìm hiểu về Domain của website.

Sự khác nhau giữa Subdomain và Addon Domain 

Mỗi thành phần đều có 1 mục đích sử dụng và tác dụng riêng đối với việc vận hành và quản trị website. Dưới đây là cách phân biệt giữa các thành phần trên:

Subdomain  Addon domain 
Khái niệm Subdomain được hiểu đơn giản là tên miền phụ được tách ra từ tên miền chính. Đây là tên gọi đầy đủ của domain. Addon Domain được xem là địa chỉ trang web. 
Cách thức hoạt động Hoạt động như một tên miền và một website thực thụ. Đáp ứng các nhu cầu và mục đích mà trang web con này muốn hướng đến.  Hoạt động như một liên kết ngắn (ký tự chữ cái) đưa máy khách đến server có chứa website.
Ứng dụng Hỗ trợ tốt cho công tác quản trị Website

Mang lại cơ hội phát triển về SEO 

Thu hút sự chú ý bởi sự gia tăng tần suất keyword trong các bài viết giúp hiệu quả tìm kiếm tăng lên.

Giúp người dùng tận dụng tối đa tài khoản hosting của mình cho nhiều website.
Hạn chế Dễ dàng gặp phải các vấn đề về giả mạo thương hiệu.  Một số nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ giới hạn số lượng website cho 1 gói hosting. 
Ví dụ review.batdongsan.vn batdongsan.vn

Cách tối ưu việc quản trị subdomain trong hệ thống Website

Việc tạo ra nhiều module riêng biệt từ website chính đòi hỏi chiến lược quản trị cụ thể và lâu dài. Để tối ưu nhất và vận hành đúng như quy hoạch ban đầu của doanh nghiệp thì hệ thống quản trị subdomain cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Có bộ phận chuyên môn quản lý module đích được nhắm đến bởi website tạo ra từ sub-domain.
  • Có tầm nhìn về việc quản lý và tối ưu SEO rõ ràng theo từng chiến lược cụ thể. Để vừa không cạnh tranh với website chính vừa tận dụng tốt hiệu quả từ subdomain.
  • Đầu tư, chú trọng mặt content để không chỉ rõ ràng và chuyên biệt với website chính mà còn thu hút đúng đối tượng.
  • Duy trì độ ổn định của máy chủ để đảm bảo thông suốt truy cập từ cả domain chính lẫn các subdomain.

Các câu hỏi thường gặp phải

Parked domain là gì?

Là 1 loại tên miền hoạt động song song với tên miền chính và sử dụng chung 1 tài nguyên và dữ liệu trong cùng 1 website. Parked domain rất có lợi khi bạn không thể sử dụng tên miền chính vì lý do không thể vào do hết hạn hoặc không thể truy cập để thay đổi DNS…

Vì trỏ về cùng thư mục public_html với tên miền chính nên bạn sẽ không thể dùng chức năng này nếu tên miền chính vẫn truy cập bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc trỏ nhiều tên miền về cùng 1 website.

Một domain chính tạo được bao nhiêu subdomain ?

Theo nguyên tắc thì có thể tạo ra vô số subdomain từ domain chính, không giới hạn số lượng. Nhưng trên thực tế việc tạo lập website từ subdomain phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Cấu hình nơi website đăng ký máy chủ
  • Cấu hình máy chủ DNS của tên miền đang lưu trữ và giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ chưa DNS hiện tại
  • Khả năng tương tích SEO (đây là lý do tối quan trọng)

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuật ngữ subdomain. Và những kiến thức giúp bạn có thể phân biệt giữa addon domain và subdomain. Hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng website và marketing thương hiệu. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thiết kế website, chăm sóc và quản trị website, quản lý fanpage… có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn: 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *