Khái niệm API Testing là gì? Những điều cần biết về Test API

API testing

Test API là gì trong lập trình ứng dụng và web? Đây là câu hỏi mà có khá nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu các kiến thức về lập trình web, lập trình ứng dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ các thắc mắc về API testing là gì. Và cung cấp tất cả những thông tin cần biết về test API tham khảo ngay nhé!

Khái niệm API testing là gì?

Định nghĩa về API testing (kiểm thử API) là thao tác kiểm tra các giao diện lập trình web và ứng dụng. Bước này giúp các developer có thể biết được phần mềm hoặc ứng dụng được lập trình có đáp ứng được các yêu cầu về chức năng. Đảm bảo các yếu tố tin cậy cũng như bảo mật hay không. 

Kiểm thử API được xem là một phần kiểm thử của chức năng tích hợp của API. Để biết được các chức năng của website cũng như ứng dụng có hoạt động tốt hay không. Testing API khác với những loại testing khác, API chưa có giao diện cụ thể. Nên cần phải thiết lập môi trường khởi tạo như một tham số sau đó kiểm tra các kết quả trả về.

 

Tại sao phải cần kiểm tra thử API (test API) ?

Test web và ứng dụng sớm mà không cần giao diện người dùng

Trong lập trình ứng dụng và lập trình web, tiến hành phát hiện lỗi càng sớm sẽ càng có lợi. Phát hiện lỗi muộn khiến cho quá trình chỉnh sửa càng khó khăn hơn. Kiểm thử API cho phép bạn phát hiện lỗi ngay khi trang web của bạn chưa có giao diện người dùng. Điều này giúp các developer khắc phục hiệu quả và quá trình phát triển ứng dụng & website được đẩy nhanh tiến độ hơn. 

Tiết kiệm tối đa chi phí

Kiểm thử API giúp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể cho doanh nghiệp cũng như developer. Quá trình kiểm thử cũng như phát triển ứng dụng được rút ngắn. Từ đó tiết kiệm tối đa thời gian và nhân công (lập trình viên).

Dưới đây là hình ảnh Automation pyramid (kim tự tháp tự động hoá). Theo đó chúng ta có thể thấy rằng các chuyên gia lập trình cho biết bạn thực hiện quá trình kiểm thử ở các khâu test API và Uni test thay vì thực hiện kiểm thử hồi quy GUI. Các chi phí phát triển ứng dụng và web sẽ phát sinh bởi quá trình kiểm thử. Và trả về kết quả của khâu kiểm thử GUI tốn rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, nắm được những kiến thức cơ bản trên sẽ giúp quá trình kiểm thử được tự động hoá và tối ưu chi phí cho bạn. 

Những trường hợp test trong API testing

Trong API, các case test được xây dựng dựa vào các trường hợp sau đây: 

  • Kiểm tra giá trị được trả về dựa vào điều kiện đầu vào, trường hợp này khá đơn giản khi kiểm tra vì đầu vào và kết quả đã được xác thực. 
  • API không trả về bất cứ kết quả gì hoặc kết quả được trả về là SAI. Các hành vi trên hệ thống sẽ được tiến hành kiểm thử để biết được kết quả. 
  • Kiểm thử API có kích hoạt API/Interrupt/API hoặc một số event khác không.  
  • Testing API cho phép kiểm tra đầu vào có cập nhật cấu trúc dữ liệu hay không. Hoạt động này sẽ trả về kết quả gây ảnh hưởng đến hệ thống ứng dụng. Hoặc website và cần được xác thực cụ thể. 
  • Sửa đổi một số tài nguyên: Nếu lệnh gọi API có sửa đổi một số tài nguyên thì nó phải được xác thực bằng các truy cập các tài nguyên tương ứng. 

Một số phương pháp test API phổ biến hiện nay 

  • Functionality testing: Testing API có thực hiện đúng chức năng được tạo ra hay không. 
  • Usability testing: Kiểm tra mức độ dễ dàng làm việc của API. 
  • Reliability testing: Kiểm thử khi API được gọi đến liên tục thì có trả ra một kết quả giống như trước không.
  • Load testing: Phương thức này giúp bạn biết được API có thể xử lý số lượng lớn các cuộc gọi đến hay không.
  • Creativity testing: Kiểm thử API có thể sử dụng nhiều cách khác nhau được không.
  • Security testing: Kiểm tra API các chức năng bảo mật, xác thực. Cấp phép và kiểm soát truy cập như: authentication, permission và access controls… 
  • API documentation testing: các tài liệu ứng dụng của API có dễ dàng cho người sử dụng hay không. 

Có nên test API bằng Postman không?

Postman là một công cụ được sử dụng phổ biến để kiểm thử API trong quá trình phát triển ứng dụng và web. Công vụ này hỗ trợ rất nhiều cho quá trình test, giúp bạn nhanh chóng phát hiện các lỗi để audit. Chính vì vậy, test API bằng postman là một trong những phương pháp giúp tối ưu chi phí. Tiết kiệm thời gian và thu về kết quả hiệu quả nhất. 

Để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức về lập trình ứng dụng cũng như kiến thức về thiết kế và lập trình web, phần mềm điện thoại… Bạn có thể theo dõi thêm các bài viết của Thiết kế Web Đà Nẵng

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *