Tên miền website là gì? Tìm hiểu về tên miền website

Tên miền website là gì

“Tên miền website là gì? Chúng hoạt động như thế nào?” Là những câu hỏi thường được đề cập đến khi tìm hiểu về website. Có rất nhiều khái niệm và kiến thức về tên miền, domain, hosting website. Khiến những người mới bắt đầu tìm hiểu dễ nhầm lẫn và khó phân biệt được. Bài viết này Thiết kế web Đà Nẵng  sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên . 

Tên miền website là gì? 

Tên miền được hiểu đơn giản là địa chỉ của website hoạt động trên nền tảng internet. Tên miền (domain) là liên kết bằng chữ được dùng để thay thế cho địa chỉ IP. Giúp người dùng dễ dàng nhớ rõ website của bạn và dễ dàng tìm kiếm hơn. Nói tóm lại tên miền được ví như địa chỉ nhà của bạn. Được rút gọn thay vì những con số phức tạp và khó nhớ. Đăng ký tên miền website cho trang web là điều cần thiết mà doanh nghiệp cần làm để bảo vệ thương hiệu.

Cách hoạt động của Tên miền (domain) 

Domain name hoạt động theo cách thức thông qua một hệ thống. Hệ thống này được gọi là DNS, viết tắt của domain name system. Khi bạn nhập một địa chỉ trang web (ten miền) trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Chúng sẽ gửi yêu cầu truy cập đến máy chủ của hệ thống DNS.

Các máy chủ này sẽ chuyển tiếp thông tin giúp trang web của bạn được hiển thị. Tên miền website là một sản phẩm số và dữ liệu của nó được lưu trong một cơ sở tập trung. Hosting là sản phẩm cần một server vật lý, đặt một nơi nào đó trên thế giới và kết nối tới internet.

Tên miền có những cấp nào? 

Tên miền có tất cả 3 cấp bao gồm cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Trong đó, ý nghĩa của từng cấp như sau: 

  • Cấp 1 là tên miền website quốc tế được sử dụng cho nhiều quốc gia. Với mục đích tiếp cận khách hàng mục tiêu ở phạm vi toàn thế giới và ở bất kỳ nơi nào có internet. 
  • Cấp 2 chính là tên miền quốc gia. Là mã tên cấp cao nhất thuộc quốc gia sở hữu dành cho những trang web muốn thu hút lượt truy cập từ quốc gia họ. Các tên miền website quốc gia thường có phần mở rộng bao gồm 2 ký tự sau dấu chấm (ví dụ như: .vn, ed,…)
  • Cấp 3 là tên miền được kết hợp giữa tên miền cấp 1 và tên miền cấp 2. Đây là tên miền chính thức được cung cấp cho các tổ chức và doanh nghiệp và có thể đăng ký tự do. 

Cấu tạo của tên miền 

Tên miền được cấu tạo bởi 2 thành phần chính bao gồm phần tên và phần mở rộng. Chúng được ngăn cách bởi dấu chấm. Tuỳ vào mục đích sử dụng của website cũng như chúng thuộc lĩnh vực hoạt động nào. Tên miền website có sự khác biệt. Thông thường, ở phần mở rộng viết câu chuyển hướng có 2 loại là quốc tế & quốc gia.

Cách sử dụng và đuôi tên miền

Dưới đây là một số đuôi tên miền (phần mở rộng) hay và ý nghĩa, cách sử dụng hợp lý với lĩnh vực hoạt động của trang web mà bạn cần phải biết:

Tên miền website cấp cao chung quốc tế (.com, .net, .org, .tech…)

Đây là những tên miền website thuộc hệ thống gTLD. Được dùng chung và khá phổ biến hiện nay với các mục đích và ý nghĩa: 

  • Đuôi tên miền .com: đây là phần mở rộng được viết tắt từ commercial (thương mại) hoặc company (công ty). Chúng thuộc tên miền website cấp 1 được sử dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức về kinh tế và thương mại và hoạt động trên phạm vi toàn cầu.  
  • Đuôi tên miền .net:  được viết tắt từ thuật ngữ “network” dịch ra tiếng Việt mang nghĩa là “mạng lưới”. Tên miền website này thường được các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị, dịch vụ liên quan tới mạng internet. 
  • Đuôi tên miền .org (organization): tên miền website cấp cao nhất sử dụng được trên toàn thế giới (gTLD). Thuộc hệ thống DNS (viết tắt của  Domain Name System). 
  • Đuôi tên miền .Tech: tên miền cấp 1 ra đời dành riêng cho các công ty chuyên hoạt động trong lĩnh lực công nghệ, kỹ thuật. 

Tên miền cấp cao quốc gia (.vn, .jp, .us, .uk…)

Country code top-level domain là thuật ngữ chỉ tên miền cấp cao thuộc các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định, được viết tắt là ccTLD. Tên miền website cấp cao quốc gia thường có 2 ký tự là từ viết tắt của tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ phụ thuộc. Ví dụ, tên miền cấp cao của Việt Nam được viết tắt là .vn, Nhật Bản là .jp, Hoa kỳ là .us,… 

Tên miền cấp cao được tài trợ (.edu, .gov, .post…) 

Đây là các tên miền cấp cao sTLD, nhóm này là một trong số ít các domain được chính phủ, các doanh nghiệp tài trợ. Có thể hiểu đơn giản đây là các tên miền thuộc tổ chức tư nhân. 

Domain sTLD và g TLD đều là các tên miền cung cấp cho người dùng các dấu hiệu về lĩnh vực hoạt động của chủ sở hữu. Và đều là tên miền cấp cao nhất được sử dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên, số lượng các đuôi tên miền gTLD nhiều hơn so với sTLD. Theo số liệu tử IANA thì chỉ có 14 tên miền được tài trợ (tsLD) trong tất cả 1200 tên miền chung. Sở dĩ, vấn đề này xuất hiện là do các tiêu chí khắt khe và nghiêm ngặt. Đòi hỏi người dùng phải đáp ứng yêu cầu khi đăng ký địa chỉ website với loại tên miền này. 

  • .edu: Đuôi tên miền được sử dụng cho các trang web hoạt động trong lĩnh vực về giáo dục. Thường được các cơ sở/tổ chức đào tạo giáo dục trên phạm vi toàn cầu. 
  • .gov: Tên miền này có nguồn gốc từ chính phủ. Có những khắt khe và hạn chế nhất định được giới hạn của các chính phủ. 

Tên miền website hạ tầng 

Dạng tên miền này đại diện cho định tuyến và vùng tham số (APRA). Với mục đích là giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng trên nền tảng internet. Loại tên miền website này chỉ có duy nhất 1 loại là “.arpa” 

Cách đặt tên miền hay

Một tên domain hay cần phải đáp ứng được các yếu tố cơ bản như:  ngắn gọn, dễ nhớ, liên quan tới lĩnh vực trang web bạn định xây dựng. Đuôi của tên miền cũng phải phù hợp mục đích, phạm vi mà website đang hướng tới để dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến lưu lượng truy cập của từ khóa (tên miền website). Bởi điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình khẳng định thương hiệu hoặc tối ưu website chuẩn SEO. 

Tên miền chính là đại diện thương hiệu của bạn trên nền tảng internet. Chúng sẽ gắn bó lâu dài và đồng hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc nhiều yếu tố để lựa chọn được tên miền website phù hợp, ưng ý và thuận lợi trong công việc. 

Hướng dẫn cách mua & đăng ký tên miền hay 

Bước 1: Kiểm tra tên miền

Sau khi lựa chọn được tên miền website hay, bạn cần kiểm tra tên miền đó đã thuộc sở hữu của công ty, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào chưa. Sau đó tiếp tục lựa chọn đuôi tên miền phù hợp với mục đích sử dụng như đã nói ở trên. 

Lưu ý là nên chọn tên miền có mức độ thông dụng và phổ biến cao như .com, .vn…

Bước 2: Đăng ký tên miền

Để đăng ký tên miền, bạn cần phải lựa chọn nhà cung cấp và điền thông tin vào bản khai hoặc có thể đăng ký trực tuyến trên website của nhà cung cấp. Bạn có thể đăng ký theo hướng dẫn cụ thể của từng nhà cung cấp khác nhau. 

Bước 3: Thanh toán và duy trì 

Phí đăng ký tên miền thường được tính theo năm và đóng duy trì vào các năm tiếp theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các gói tên miền theo tháng, quý… cho website. 

Sự khác nhau của chuyển tên miền và trỏ tên miền

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ trỏ tên miền và chuyển tên miền, tuy nhiên chúng lại là 2 việc hoàn toàn khác nhau, dưới đây là cách phân biệt mà bạn có thể tham khảo. 

  • Chuyển tên miền – Transfer domain: Đây là thao tác chuyển tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác và cần thanh toán phí chuyển tên miền tại nhà cung cấp mới
  • Chuyển trỏ tên miền (đến hosting) – Point domain: Đây là thao tác kết nối tên miền với hosting và thường sẽ không mất phí

Khi đã có sẵn tên miền thì bạn có thể mua hosting tại một nhà cung cấp khác. Thông thường để dễ dàng và thuận tiện quản lý tên miền và hosting thì sẽ mua cùng một nhà cung cấp.

Hy vọng những thông tin về tên miền website mà Thiết kế web Đà Nẵng cung cấp sẽ giúp ích cho doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình tìm hiểu và xây dựng website. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết kế website, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

4.2/5 - (6 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *